Đa dạng sinh học và đời sống con người

Hội thảo về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức tại Rio de Janairo vào năm 1992, được coi như “cuộc họp thượng đỉnh của Trái đất”, đã công bố Công ước Đa dạng sinh học (ĐDSH). Lịch trình 21 là kết quả quan trọng khác của một chương trình hành động quốc tế có mục đích nhằm mang đến sự phát triển bền vững hơn cho thế kỷ 21, đó là sự phát triển vừa tôn trọng môi trường vừa đạt được các mục đích kinh tế, xã hội hiện tại và tương lai. Hơn 160 chính phủ ký vào công ước nhận trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên sinh học một cách bền vững và cùng chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ đó. Đa dạng sinh học là sự giàu có, phong phú các nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, là tài nguyên tái tạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiến hoá của sinh giới và đặc biệt là đối với đời sống của con người. Công ước ĐDSH ghi nhận giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải trí, sinh thái và môi trường,và cũng nhấn mạnh vai trò của nó đối với sự sống của con ng−ời hiện tại và tương lai. ĐDSH không chỉ cung cấp các nguyên liệu cho việc cải thiện các sản phẩm nông nghiệp, công nghiệp và y d−ợc, cải thiện các điều kiện sinh thái, điều hoà khí hậu, mà nó cũng là nguyên liệu cho quá trình tiến hoá sinh học. Ngày nay bảo tồn đa dạng sinh học đang trở thành một vấn đề chính trị liên quan đến toàn xã hội, chứ không phải chỉ là công việc của những người làm công tác bảo tồn...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link:
http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/10815

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này