Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 5, 2018
Hình ảnh
Những ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đối với trẻ em Việt Nam hiện nay Truyện tranh Nhật Bản (manga) đã du nhập vào nước ta từ những năm 90 và để lại dấu ấn đáng kể trên thị trường truyện tranh ViệtNam. Đó không chỉ là một hình thức giải trí thú vị mà còn là phương tiện giáo dục, quảng bá văn hóa lịch sử của nước Nhật ra thế giới. Sau hơn hai mươi năm phát triển mạnh mẽ tại ViệtNam, truyện tranh Nhật Bản đã có ảnh hưởng tới trẻ em ViệtNam trên nhiều phương diện. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích những ảnh hưởng của thể loại văn học rất đặc biệt này tới đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, từ đó chỉ ra nguyên nhân và gợi mở một vài giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tích cực của truyện tranh Nhật Bản nói riêng và truyện tranh nói chung với sự hình thành nhân cách của trẻ em trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế như hiện nay... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU
Hình ảnh
Tác phẩm hồi ký "Không có thần thoại" của Lee Myung Bak và những chiều kích Hofstede trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc Hồi ký Không có thần thoại của cựu Tổng thống Lee Myung Bak, cựu Chủ tịch tập đoàn Hyundai có thể xem là một trường hợp đại diện và điển hình cho truyện ký về cuộc đời những “người hùng” của các tập đoàn Hàn Quốc. Qua một nhân vật xuất chúng mà số phận gắn bó với sự hình thành, phát triển một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc, Không có thần thoạigiúp chúng ta cảm hiểu nguồn sức mạnh đã làm nên “kỳ tích sông Hàn”, tính cách con người và bản sắc dân tộc Hàn nói chung; đặc điểm văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng. Bài nghiên cứu này vận dụng các chiều kích Geert Hofstede để tiếp cận liên ngành tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc dựa trên dữ liệu văn học truyện ký doanh nhân... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61346
Hình ảnh
Đa dạng sinh học và đời sống con người Hội thảo về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức tại Rio de Janairo vào năm 1992, được coi như “cuộc họp thượng đỉnh của Trái đất”, đã công bố Công ước Đa dạng sinh học (ĐDSH). Lịch trình 21 là kết quả quan trọng khác của một chương trình hành động quốc tế có mục đích nhằm mang đến sự phát triển bền vững hơn cho thế kỷ 21, đó là sự phát triển vừa tôn trọng môi trường vừa đạt được các mục đích kinh tế, xã hội hiện tại và tương lai. Hơn 160 chính phủ ký vào công ước nhận trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên sinh học một cách bền vững và cùng chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ đó. Đa dạng sinh học là sự giàu có, phong phú các nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, là tài nguyên tái tạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiến hoá của sinh giới và đặc biệt là đối với đời sống của con người. Công ước ĐDSH ghi nhận giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải
Hình ảnh
Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên Sán Dìu là một dân tộc thiểu số cư trú khá đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và nhiều nhất ở tỉnh Thái nguyên với số dân là 37.365 người (năm 1999). Họ sinh sống ở các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thái Nguyên. Theo các tài liệu đã được công bố, cộng đồng người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên có tổ tiên xưa kia là người Quảng Đông (Trung Quốc). Họ di cư sang ViệtNamcách đây vài trăm năm và mang theo nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Để góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số, chúng tôi đã tiến hành điều tra trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả thu được 178 loài cây thuốc thuộc 141 chi, 69 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đã xác định được phổ dạng sống, phổ yếu tố địa lý của hệ thực vật làm thuốc và tri thức bản đ