Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thái nguyên để bảo tồn và phát triển bền vững

Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây vẫn lưu giữ nhưng nét đặc trưng riêng về tri thức và kinh nghiệm trong việc sử thực vật rừng để chữa bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự da dạng về bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc, trong đó lá và thân là hai bộ phận được cả 5 dân tộc sử dụng phổ biến hơn cả. Hầu hết các nhóm bệnh ở người đều được các đồng bào dân tộc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Đáng chú ý là các bệnh về đường tiêu hoá và xương khớp có nhiều bài thuốc nhất chiếm tỷ lệ từ 35 - 60% trong tổng số các bài thuốc. Bên cạnh đó thì các bệnh hiếm gặp hơn như tim mạch, ung thư hay rắn cắn cũng được các đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng cây thuốc để chữa trị. Kinh nghiệm chữa bệnh của các ông lang, bà mế cũng là một nét đặc trưng, góp phần duy trì tri thức bản địa từ đời này qua đời khác của đồng bào các dân tộc nơi đây. Thêm vào đó, việc sống chung trên cùng một địa bàn cũng đã dẫn tới sự giao thoa về văn hoá nói chung, trong đó có sự giao thoa cả về kinh nghiệm trong việc điều trị bệnh bằng thực vật. Điều này được thể hiện qua việc một cây hoặc một nhóm cây cùng được sử dụng để điều trị chung cho một bệnh ở các dân tộc khác nhau...

Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link:

http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61577


Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này