A Concept of validity

Authors: To, Thi Thu Huong

Ngôn ngữ là một hệ thống tín hiệu, nó khác với những hệ thống vật chất khác không phải là tín hiệu, chẳng hạn, kết cấu của một cái cây, một vật thể nước, đá, kết cấu của một cơ thể sống v.v… Bản chất tín hiệu của ngôn ngữ thể hiện ở những điểm sau:
  1. Các yếu tố của những hệ thống vật chất không phải là tín hiệu có giá trị đối với hệ thống vì có những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng. Hệ thống tín hiệu cũng là hệ thống vật chất nhưng các yếu tố của nó có giá trị đối với hệ thống không phải do những thuộc tính vật thể tự nhiên của chúng mà do những thuộc tính được người ta trao cho để chỉ ra những khái niệm hay tư tưởng nào đó.
  2. Tính hai mặt của tín hiệu. Mỗi tín hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành. Cái biểu hiện trong ngôn ngữ là hình thức ngữ âm, còn cái được biểu hiện là khái niệm hay đối tượng biểu thị.
  3. Tính võ đoán của tín hiệu. Mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện là có tính võ đoán, tức là giữa hình thức âm và khái niệm không có mối tương quan bên trong nào. Vì thế, khái niệm "người đàn ông cùng mẹ sinh ra và sinh ra trước mình" trong tiếng Việt dược biểu thị bằng âm [anh], nhưng trong tiếng Nga, lại được biểu thị bằng âm [brat]. Khái niệm ấy được biểu thị bằng [anh] hay [brat] hoàn toàn là do sự quy ước, hay do thói quen của tập thể quy định chứ không thể giải thích lí do.
  4. Giá trị khu biệt của tín hiệu. Trong một hệ thống tín hiệu, cái quan trọng là sự khu biệt. Thuộc tính vật chất của mỗi tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở những đặc trưng có khả năng phân biệt của nó. So sánh một vết mực trên giấy và một chữ cái chúng ta sẽ thấy rõ điều đó. Cả vết mực lẫn chữ cái đều có bản chất vật chất như nhau, đều có thể tác động vào thị giác như nhau. Nhưng muốn nêu đặc trưng của vết mực phải dùng tất cả các thuộc tính vật chất của nó: độ lớn, hình thức, màu sắc, độc đậm nhạt v.v…, tất cả đều quan trọng như nhau. Trong khi đó, cái quan trọng đối với một chữ cái chỉ là cái làm cho nó khác với chữ cái khác: Chữ A có thể lớn hơn hay nhỏ hơn, đậm nét hơn hay thanh nét hơn, có thể có màu sắc khác nhau, nhưng đó vẫn chỉ là chữ A mà thôi. Sở dĩ như vậy là vì chữ A nằm trong hệ thống tín hiệu, còn vết mực không phải là tín hiệu...
Title: A Concept of validity
Authors: To, Thi Thu Huong
Keywords: Khái niệm;Ngôn ngữ học;Độ giá trị
Issue Date: 2003
Publisher: Đại học Quốc gia Hà Nội
Citation: p. 24-26
URI: http://repository.vnu.edu.vn/handle/11126/6305
Appears in Collections:Chuyên san Nghiên cứu nước ngoài




Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này