Nhận diện mối quan hệ giữa Khoa học và Phật giáo nhìn từ góc độ khoa học luận

Authors: Đào, Thị Mỹ Dung

Trong khi các bộ môn khoa học sử dụng lý trí với các phương pháp phân tích toán học và thí nghiệm để gia tăng hiểu biết có tính chất khách quan và định lượng của con người về vũ trụ chung quanh mình, thì Phật giáo là một truyền thống tu tập với cách nhìn toàn diện theo đuổi mục tiêu trị liệu, đưa tới giác ngộ toàn diện (enlightenment) chứ không nhằm hiểu biết thuần túy. Phật giáo không nhìn thế giới theo lối lưỡng nguyên (tâm và vật) nhưng cũng không cố chấp vào cách nhìn phi lưỡng nguyên. Từ nhận định về tính tương lập (interdependence) của mọi vật và mọi người, Phật giáo đã dẫn tới đức từ bi như là một cách biểu hiện khác của trí tuệ.
Một ngày sau cuộc thuyết trình trên, Giáo sư Trịnh Xuân Thuận đã đặt với Thiền sư Thích Nhất Hạnh một số thắc mắc của một nhà khoa học để tìm hiểu cách giải đáp của Phật Giáo. Thứ nhất là Phật giáo yêu cầu phải vượt qua những chướng ngại do sự hiểu biết gây ra, một điều khác với khảo hướng của khoa học là luôn luôn dựa trên những hiểu biết đã có để đi tìm các hiểu biết mới. Thứ hai là quan điểm Phật giáo về trình độ ý thức (consciousness) của loài người so sánh với các sinh vật khác, với vật chất vô sinh, cho tới các hạt nhân. Khoa học, kể từ Einstein, đã nhìn ra thời gian chỉ là một kích thước mới của không gian, điều này tư tưởng đạo Phật đã nhận định ra sao. Điểm sau cùng là theo quan điểm Phật giáo, mọi vật đều là do biểu hiện của tâm thức, thì như vậy có một thế giới hoàn toàn vật chất ở ngoài tâm thức hay không?...

Title: Nhận diện mối quan hệ giữa Khoa học và Phật giáo nhìn từ góc độ khoa học luận
Authors: Đào, Thị Mỹ Dung
Keywords: Quản lý khoa học;Phật giáo;Khoa học luận
Issue Date: 2014
Publisher: H. : ĐHQGHN
Citation: 103 tr.
URI: http://repository.vnu.edu.vn/VNU_123/4018
Appears in Collections:IFI - Master Theses

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này