Những ảnh hưởng của truyện tranh Nhật Bản đối với trẻ em Việt Nam hiện nay Truyện tranh Nhật Bản (manga) đã du nhập vào nước ta từ những năm 90 và để lại dấu ấn đáng kể trên thị trường truyện tranh ViệtNam. Đó không chỉ là một hình thức giải trí thú vị mà còn là phương tiện giáo dục, quảng bá văn hóa lịch sử của nước Nhật ra thế giới. Sau hơn hai mươi năm phát triển mạnh mẽ tại ViệtNam, truyện tranh Nhật Bản đã có ảnh hưởng tới trẻ em ViệtNam trên nhiều phương diện. Trong bài viết này, chúng tôi chỉ tập trung phân tích những ảnh hưởng của thể loại văn học rất đặc biệt này tới đời sống tinh thần của trẻ em Việt Nam, từ đó chỉ ra nguyên nhân và gợi mở một vài giải pháp khắc phục những hạn chế, phát huy những mặt tích cực của truyện tranh Nhật Bản nói riêng và truyện tranh nói chung với sự hình thành nhân cách của trẻ em trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế như hiện nay... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU
Bài đăng
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Tác phẩm hồi ký "Không có thần thoại" của Lee Myung Bak và những chiều kích Hofstede trong văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc Hồi ký Không có thần thoại của cựu Tổng thống Lee Myung Bak, cựu Chủ tịch tập đoàn Hyundai có thể xem là một trường hợp đại diện và điển hình cho truyện ký về cuộc đời những “người hùng” của các tập đoàn Hàn Quốc. Qua một nhân vật xuất chúng mà số phận gắn bó với sự hình thành, phát triển một trong những tập đoàn hàng đầu của Hàn Quốc, Không có thần thoạigiúp chúng ta cảm hiểu nguồn sức mạnh đã làm nên “kỳ tích sông Hàn”, tính cách con người và bản sắc dân tộc Hàn nói chung; đặc điểm văn hóa doanh nhân, văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng. Bài nghiên cứu này vận dụng các chiều kích Geert Hofstede để tiếp cận liên ngành tìm hiểu văn hóa doanh nghiệp Hàn Quốc dựa trên dữ liệu văn học truyện ký doanh nhân... Chi tiết bài viết mời các bạn tham khảo tại đường link: http://repository.vnu.edu.vn/handle/VNU_123/61346
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Đa dạng sinh học và đời sống con người Hội thảo về môi trường và phát triển của Liên hợp quốc tổ chức tại Rio de Janairo vào năm 1992, được coi như “cuộc họp thượng đỉnh của Trái đất”, đã công bố Công ước Đa dạng sinh học (ĐDSH). Lịch trình 21 là kết quả quan trọng khác của một chương trình hành động quốc tế có mục đích nhằm mang đến sự phát triển bền vững hơn cho thế kỷ 21, đó là sự phát triển vừa tôn trọng môi trường vừa đạt được các mục đích kinh tế, xã hội hiện tại và tương lai. Hơn 160 chính phủ ký vào công ước nhận trách nhiệm bảo tồn đa dạng sinh học, sử dụng tài nguyên sinh học một cách bền vững và cùng chia sẻ công bằng lợi ích thu được từ đó. Đa dạng sinh học là sự giàu có, phong phú các nguồn gen, các loài và các hệ sinh thái trên bề mặt trái đất, là tài nguyên tái tạo, đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển tiến hoá của sinh giới và đặc biệt là đối với đời sống của con người. Công ước ĐDSH ghi nhận giá trị kinh tế, xã hội, văn hoá, giáo dục, mỹ học, giải
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Điều tra cây thuốc và giá trị sử dụng theo kinh nghiệm của đồng bào dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên Sán Dìu là một dân tộc thiểu số cư trú khá đông ở các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam và nhiều nhất ở tỉnh Thái nguyên với số dân là 37.365 người (năm 1999). Họ sinh sống ở các huyện, thị xã, thành phố của tỉnh Thái Nguyên. Theo các tài liệu đã được công bố, cộng đồng người Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên có tổ tiên xưa kia là người Quảng Đông (Trung Quốc). Họ di cư sang ViệtNamcách đây vài trăm năm và mang theo nhiều kinh nghiệm trong việc sử dụng cây cỏ làm thuốc chữa bệnh. Để góp phần làm phong phú thêm kho tàng tri thức về cây thuốc và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của cộng đồng các dân tộc thiểu số, chúng tôi đã tiến hành điều tra trong cộng đồng dân tộc Sán Dìu ở tỉnh Thái Nguyên. Kết quả thu được 178 loài cây thuốc thuộc 141 chi, 69 họ của 3 ngành thực vật bậc cao có mạch. Đã xác định được phổ dạng sống, phổ yếu tố địa lý của hệ thực vật làm thuốc và tri thức bản đ
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Nghiên cứu tri thức và kinh nghiệm sử dụng cây thuốc của các dân tộc thiểu số ở tỉnh thái nguyên để bảo tồn và phát triển bền vững Thái Nguyên là một tỉnh trung du miền núi, nơi có nhiều đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống. Mỗi dân tộc nơi đây vẫn lưu giữ nhưng nét đặc trưng riêng về tri thức và kinh nghiệm trong việc sử thực vật rừng để chữa bệnh. Trong nghiên cứu này, chúng tôi chỉ ra sự da dạng về bộ phận của cây được sử dụng làm thuốc, trong đó lá và thân là hai bộ phận được cả 5 dân tộc sử dụng phổ biến hơn cả. Hầu hết các nhóm bệnh ở người đều được các đồng bào dân tộc sử dụng cây thuốc để chữa bệnh. Đáng chú ý là các bệnh về đường tiêu hoá và xương khớp có nhiều bài thuốc nhất chiếm tỷ lệ từ 35 - 60% trong tổng số các bài thuốc. Bên cạnh đó thì các bệnh hiếm gặp hơn như tim mạch, ung thư hay rắn cắn cũng được các đồng bào dân tộc nơi đây sử dụng cây thuốc để chữa trị. Kinh nghiệm chữa bệnh của các ông lang, bà mế cũng là một nét đặc trưng, góp phần duy trì tri
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
The Impacts of Malnutrition Status and Relevant Factors on Preschool Children in Cao Ma Po Commune, Quan Ba District, Ha Giang Province Authors: Vu, Van Tam Nguyen, Huu Nhan Hoang, Quy Tinh Nguyen, Phuc Hung This study was conducted to evaluate malnutritional status and related factors on 388 preschool children in Cao Ma Po commune, Quan Ba district, Ha Giang province. Anthropometric indicies including weight for age, height for agewere used to assess children malnutrition status. Furthermore, we investigated and interviewed parents, teachers to find out related factors to children malnutriotional status in this research area. Results showed that the development of these anthropometric parameters of preschool children followedthe rules of body growth of Vietnamese people. Anthropometric indicies of preschool children in Cao Ma Po were lower than the general values ofVietnam people. Malnutrition percentage of children was relatively high (underweight: 24.8%; stuntin
- Nhận đường liên kết
- Ứng dụng khác
Ứng dụng chỉ thị phân tử trong chọn tạo giống lúa chịu mặn ứng phó với biến đổi khí hậu: Luận văn ThS. Sinh học: 60 42 01 21 Authors: Lê, Hùng Lĩnh , người hướng dẫn Đỗ, Thị Phúc , người hướng dẫn Nguyễn, Thị Huế Đặc biệt để đẩy mạnh sản xuất lúa lai trong nước thì Nhà nước cần phải có cơ chế hỗ trợ kịp thời cho nông dân về đầu tư, khoa học công nghệ, trợ giá,…Bởi hàng trăm diện tích sản xuất lúa lai của nước ta mới chỉ đạt 600 – 700 ha. Dẫu còn tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách hỗ trợ nông dân, song việc sản xuất thành công một số giống lúa chất lượng cao như OM 6162, OM 4900, OM 4088, OM 4059, OM 5472.. Bên canh đó cần nghiên cứu và phát triển giống lúa thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng trong khi đất trồng lúa suy giảm cả về diện tích và độ phì, bảo đảm sản xuất bền vững, an ninh lương thực quốc gia cho 100 triệu người vào năm 2020; cung cấp đủ lương thực cho chăn nuôi và xuất khẩu 6 - 7 triệu tấn gạo/năm, là thách thức không chỉ đối với